Highlights VBA 2023: Saigon Heat thắng nghẹt thở trước Danang Dragons
Ông Malcom MacDonald ở Anh cuối cùng đã được ghép dương vật sau 6 năm dương vật tái tạo nằm tạm trên cẳng tayMàn trình diễn 1.576.955 đèn dầu Diwali phá kỷ lục ở Ấn Độ
Tập đoàn TH kỳ vọng hành động thu gom vỏ hộp xuyên suốt nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng trong năm sẽ góp phần thúc đẩy và duy trì thói quen "sống xanh" của người tiêu dùng. Một khi cộng đồng thu gom, tái chế được phát triển rộng khắp sẽ tạo ra sức mạnh lan tỏa lối sống xanh, giảm thiểu rác thải và bảo vệ môi trường hiệu quả.
Người phụ nữ giữ kỷ lục thế giới 'thấp bé nhẹ cân' nhất còn sống
TP.HCM có nhiệt độ phổ biến từ 35 - 36 độ C. Tuy nhiên, do mức độ đô thị hóa cao nên nhiệt độ cảm nhận thực tế tại TP.HCM có thể cao hơn từ 2 - 4 độ C so với nhiệt độ khí tượng. Các tỉnh miền Tây có nhiệt độ cao 35 - 36 độ như: Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp…
Reuters dẫn lời hai nguồn thạo tin cho hay kế hoạch như vậy nếu được triển khai sẽ giúp trấn an giới lãnh đạo Ukraine trong bối cảnh có nhiều lo ngại Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể chặn viện trợ quân sự, đồng thời cải vị thế đàm phán của Kyiv với Moscow.Trước đó, các nước châu Âu từng mua vũ khí của Mỹ và chuyển đến Ukraine dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden. Các quan chức Mỹ, trong đó có đặc phái viên phụ trách vấn đề Ukraine Keith Kellogg, sẽ thảo luận về khả năng tiến hành thương vụ với các đồng minh châu Âu tại Hội nghị An ninh Munich tuần này, theo hai nguồn thạo tin. Đây là một trong nhiều ý tưởng mà nhóm ông Trump đang thảo luận để có thể tiếp tục chuyển vũ khí Mỹ đến Ukraine mà không phải chi thêm những khoản đáng kể từ ngân sách. Trong cuộc phỏng vấn ngày 10.2 với Reuters, ông Kellogg từ chối xác nhận kế hoạch này, song cho biết: "Mỹ luôn thích bán vũ khí sản xuất nội địa vì điều đó giúp củng cố nền kinh tế của trong nước". Ông Kellogg nói thêm những lô vũ khí được cựu tổng thống Biden phê duyệt đang trong quá trình chuyển tới Ukraine.Trong thời gian gần đây, nhiều quan chức Mỹ tuyên bố đội ngũ của ông Trump muốn thu hồi hàng tỉ USD mà nước này đã viện trợ cho Ukraine, đồng thời yêu cầu châu Âu làm nhiều hơn để hỗ trợ Kyiv. "Nguyên tắc cơ bản là châu Âu phải có trách nhiệm đối với xung đột này trong tương lai", theo Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Mike Waltz hôm 9.2. Hiện chưa rõ các nước châu Âu sẽ mua vũ khí Mỹ để viện trợ cho Ukraine thông qua hợp đồng với các tập đoàn quốc phòng hay trực tiếp trả tiền kho khí tài rút từ kho dự trữ của Mỹ. Theo Reuters, một số hợp đồng thương mại có thể mất vài năm để hoàn thành.Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thảo luận suốt nhiều tuần rằng có nên tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine hay không và bằng cách nào. Ông Trump từng bày tỏ ý định sẽ cắt mọi viện trợ cho Ukraine. Tuy nhiên, một số cố vấn khuyên ông Trump rằng Washington nên duy trì hỗ trợ quân sự cho Kyiv, đặc biệt khi các cuộc đàm phán hòa bình có thể bị trì hoãn tới cuối năm nay.Liên quan đàm phán, Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 10.2 cho biết các quan chức Mỹ sẽ tới Ukraine lần đầu tiên trong tuần này, trong bối cảnh các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt chiến sự Nga - Ukraine đang được đẩy mạnh. Tổng thống Zelensky cũng xác nhận rằng ông có kế hoạch gặp Phó Tổng thống Mỹ JD Vance tại hội nghị Munich (diễn ra từ ngày 14 - 16.2).Trong một diễn biến khác, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov ngày 10.2 nói rằng căng thẳng giữa Washington và Moscow đang ở mức nghiêm trọng. Vị quan chức Nga cho rằng quan hệ giữa Moscow và Washington đang "bên bờ vực tan vỡ", đồng thời nhấn mạnh Ukraine cần từ bỏ nỗ lực gia nhập NATO và rút quân khỏi các khu vực do lực lượng Nga kiểm soát.Theo NBC News dẫn lời ông Ryabkov, Nga "không thấy sự thay đổi nào trong con đường mà Mỹ đang theo đuổi gần đây về vấn đề Ukraine". Thứ trưởng Ryabkov khẳng định nhóm của ông Trump cần hiểu và thừa nhận nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng ở Ukraine, thì các bên mới có thể đạt được thỏa thuận.Phát biểu của ông Ryabkov được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9.2 tiết lộ đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và thảo luận về cuộc xung đột Ukraine. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo 2 nước điện đàm kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát vào năm 2022. Ông Ryabkov cho hay nhóm của Tổng thống Trump đã thể hiện sự quan tâm đến việc nối lại đối thoại với Nga, song hai bên vẫn chưa đạt thỏa thuận nào về các cuộc tiếp xúc cấp cao.Phía Nga không xác nhận hay phủ nhận việc ông Trump và ông Putin đã điện đàm. Phía Mỹ hiện chưa lên tiếng về những phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Ryabkov.
HLV Kim Sang-sik vấp phải đối thủ nào trong cuộc đua ghế nóng đội tuyển Việt Nam?
Trong cuộc họp báo ngày 17.2, Trung tướng Galido cho biết đợt diễn tập nêu trên nằm trong khuôn khổ cuộc tập trận huấn luyện vũ trang phối hợp (Catex) của Philippines, được thiết kế để kiểm tra khả năng ứng phó của quân đội với khủng hoảng do "mối đe dọa bên ngoài" gây ra. Ông Galido không nêu tên cụ thể về mối đe dọa bên ngoài, theo South China Morning Post.Cuộc tập trận sẽ diễn ra từ ngày 3 - 12.3 nhằm thực thi Khái niệm phòng thủ toàn diện quần đảo mới của Philippines. Cuộc tập trận năm nay sẽ có sự tham gia của khoảng 6.000 quân và lần đầu tiên không chỉ diễn ra trên đảo Luzon (miền bắc Philippines) mà còn ở miền trung Visayas và miền nam Mindanao.Trung tướng Galido cho hay các khu vực này được chọn vì việc huy động lực lượng quy mô lớn trên bộ như xe tăng và pháo binh tại những nơi này không làm gián đoạn cộng đồng địa phương. Ông cho biết các hoạt động phối hợp như vậy là phù hợp và cần thiết theo Khái niệm phòng thủ toàn diện quần đảo mới của Philippines.Khi được hỏi liệu Philippines có quyết định đề xuất mua Typhon hay không, ông Galido cho biết trọng tâm hiện tại của quân đội là nghiên cứu hệ thống này "vì chúng tôi có thể mua được một nền tảng tương tự". Ông Galido nhấn mạnh thêm rằng sự hiện diện liên tục của hệ thống Typhon tại Philippines là nhằm mục đích "phòng thủ".Trung Quốc đã nhiều lần yêu cầu Philippines dỡ bỏ Typhon khỏi lãnh thổ. Hệ thống này được Mỹ chuyển giao cho Philippines vào tháng 4.2024 để sử dụng trong các cuộc tập trận chung. Kể từ đó, bệ phóng vẫn ở lại đất nước này. Vào tháng 12.2024, Philippines công bố kế hoạch sở hữu hệ thống Typhon của riêng mình.Đại tá Louie Dema-ala, người đứng đầu bộ phận quan hệ công chúng của quân đội Philippines, trả lời This Week in Asia rằng một trong những vũ khí pháo binh sẽ được thử nghiệm tại Catex sẽ là loại lớn nhất – pháo tự hành 155 mm mua từ nhà thầu quốc phòng Elbit Systems (Israel). Philippines hiện có 12 Hệ thống pháo gắn trên xe tải (ATMOS) cỡ nòng 155 mm, được mua với giá 40,8 triệu USD cách đây 4 năm.Hiện nay, ngày càng có nhiều báo cáo cho rằng Manila đang đa dạng hóa chiến lược mua sắm vũ khí. Một bản tin của Reuters trích dẫn các nguồn tin giấu tên hôm 13.2 cho hay Philippines sẽ đặt mua hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung Akash trị giá 200 triệu USD từ Ấn Độ vào tháng 4 sắp tới. Theo chuyên gia phân tích quốc phòng Max Montero tại Úc, việc mua hệ thống tên lửa Akash có thể "cung cấp phòng không" để bảo vệ các hệ thống tên lửa BrahMos (do Ấn Độ sản xuất) mới mua của Hải quân Philippines.Ông Galido đã phủ nhận mọi thông tin trên, đồng thời cho biết Philippines vẫn đang trong giai đoạn "xác định các hệ thống hoặc nền tảng cho phép quân đội triển khai lực lượng" trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của đất nước.Trong khi đó, ông Dema-ala thừa nhận rằng quân đội Philippines "quá nhỏ" so với quân đội Trung Quốc. Theo Đại tá Dema-ala, đây là lý do tại sao Philippines đang nỗ lực tăng cường lực lượng dự bị mà ông cho biết hiện có "hàng triệu người". Theo ông Dema-ala, quân đội Philippines cũng dự định mua một hệ thống tên lửa đa tầm, nhưng gặp rào cản về vấn đề tài chính.